Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ BAN ĐÊM

 Ngoài chức năng chính là đảm bảo nhìn rõ, công tác thiết kế chiếu sáng đô thị  còn phải đảm bảo được sự xác định tốt các thành tố của tổ chức không gian đô thị với đầy đủ những hiệu quả về sự tương phản về màu sắc chất liệu, hình thành được tính độc đáo riêng của từng thành phố, còn phải giúp cho khách bộ hành cũng như các lái xe cơ giới di chuyển được thuận tiện nhanh chóng an toàn. Muốn thế phải chú ý các chức năng bổ sung sau đây.

1. Chức năng an toàn
Chiếu sáng một địa điểm đô thị về đêm cần sao cho người sử dụng tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình di chuyển, khai thác sử dụng các công trình tại nơi đó. Chẳng hạn tránh hiệu ứng các lỗ đen trong quá trình nhìn đầy đủ ánh sáng cho các điểm đen đô thị (nơi hay xảy ra các đụng độ nguy hiểm), tạo điều kiện để kẻ xấu không có cơ hội gây chấn lột hoặc xâm hại người đi đường. Thậm chí còn cần phải tạo được một cảm giác an toàn thoải mái trong tư tưởng cho người bộ hành, cho dù trên thực tế nơi đó không có sự nguy hiểm khả thi nào. Cũng có nghĩa là tạo một môi trường đủ sáng chan hòa gây được bầu không khí thân thiện về đêm bằng cách tạo cho họ phân biệt được rõ mọi thứ ở quanh mình trong một độ xa an toàn phòng vệ. Điều kiện an toàn còn thể hiện các thiết bị chiếu sáng điện được bảo vệ, dấu kín cách xa tầm với của người lớn và trẻ em.
2. Chức năng định vị, định hướng
Chức năng này được bảo đảm thông qua việc chọn lựa những độ sáng mạnh thích ứng và những gam màu sắc khác nhau sao cho người lái xe di chuyển một cách thuận lợi theo lộ trình mong muốn trước tiên thông qua sự định hướng định vị một cách rõ ràng. Muốn vậy tại các đường giao thông huyết mạch thường dùng hệ thống ánh sáng màu vàng vào đêm, vì với một người khách lạ đến một thành phố thì với màu sắc này sẽ có cảm giác yên tâm, tránh cho họ khỏi sự lưỡng lự khi phải vượt qua các ngã tư, khi phải phân biệt tuyến đường chính hay phụ. Tại các cửa ngõ thành phố người lái xe thường phải có khả năng chọn lựa giữa các tình huống sau:
– Hoặc lái xe vòng theo các khúc cua gấp của thành phố thường được đánh dấu bằng cột đèn nhiều ngọn ở độ cao khoảng 10m với ánh sáng vàng chiếu rõ lòng đường (thường là đèn sodium cao áp).
– Hoặc lái xe phải đi trực tiếp vào trung tâm, thường được xử trí với các nguồn sáng khác, với các cột đèn kiểu khác, từ đó định hướng để đi tiếp.
Vậy là ánh sáng cần phải hướng dẫn được cho lái xe đọc được, tìm kiếm được các bảng biểu chỉ dẫn một cách dễ dàng thông qua những hình thức tạo mốc được soi sáng về đêm. Sự tạo mốc này cũng rất có ích cho cả khách bộ hành, sắc màu vàng của chiếu sáng công viên thường được cung cấp bởi các pha đèn được giấu kín và rọi sáng chủ yếu các vòm cây không tạo sự chói mắt, giúp con người xác định được các lối mòn, tạo được sự yên tâm và khuyến khích họ mạnh dạn tiến hành cuộc dạo chơi đêm đầy thú vị mà không lo bị lạc.


3. Chức năng tâm lý di chuyển
Giải pháp chiếu sáng phải tạo được mối liên kết tốt giữa sự vận động và thị giác của người lái xe nhằm để có được sự phối hợp hiệu quả. Chiếu sáng tốt sẽ góp phần để nhận biết và nắm bắt đầy đủ các yếu tố về môi trường, của cảnh trí, đặc biệt là độ dốc đường các bậc lên xuống, các mảng tường chắn, các cột mốc để có xử trí kịp thời không lo bị tụt rơi, bị vấp ngã khi di chuyển.
Trích nguồn http://nghethuatchieusang.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét