Hệ thống chiếu sáng công cộng là một thành phần cấu thành không thể thiếu trong tổng thể hệ thống các công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị. Hiện nay việc chiếu sáng không chỉ nhằm vào an ninh, an toàn mà còn hướng tới giá trị thẩm mỹ, không khí đô thị và tiện nghi thị giác, cũng như làm thay đổi sâu sắc hình ảnh đô thị. Theo đó, quy hoạch chiếu sáng được coi như công cụ của chiếu sáng bền vững, tiết kiệm năng lượng, hạn chế những ảnh hưởng của chiếu sáng đến môi trường cũng như tạo ra đặc trưng địa phương. Điều này đòi hỏi chính quyền đô thị phải xác định được tầm quan trọng của công tác chiếu sáng một cách đúng đắn cũng như có chiến lược về chiếu sáng đô thị, tính toán hiệu quả nhất, góp phần giúp cho đô thị phát triển bền vững.
Vai trò của chiếu sáng đô thị
Tại các nước phát triển, điện năng dùng cho chiếu sáng chiếm từ 8 – 13% tổng điện năng tiêu thụ . Hệ thống chiếu sáng đô thị bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó có thể kể đến chiếu sáng đường phố phục vụ giao thông, chiếu sáng các không gian chức năng của đô thị, chiếu sáng trang trí quảng cáo, chiếu sáng các công trình kiến trúc và di tích văn hoá lịch sử và hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông. Trong điều kiện thiếu hụt về điện năng ở nước ta hiện nay, cũng đã có những lúc, những nơi chiếu sáng trang trí quảng cáo được coi là lãng phí và không hiệu quả. Có lẽ, đã đến lúc cần thiết phải có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của chiếu sáng đô thị nói chung và chiếu sáng trang trí quảng cáo nói riêng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước. Cần có sự đánh giá chính xác và khách quan về hiệu quả mà chiếu sáng đem lại, không chỉ về mặt kinh tế, mà còn trên các bình diện văn hoá – xã hội. Không thể chỉ nhìn nhận những hiệu quả trực tiếp trước mắt, có thể tính được bằng tiền mà còn cả hiệu quả gián tiếp và lâu dài mà chiếu sáng đem lại trong việc quảng bá, thúc đẩy sự phát triể n kinh tế xã hội nói chung. Chỉ có như vậy, hệ thống chiếu sáng thị mới có thể phát triển và duy trì bền vững, đóng một vai trò quan trọng trong tổng thể các công trình kỹ thuật của đô thị Việt Nam .
Các nhà lãnh đạo chính quyền có vai trò rất lớn trong quy hoạch chiếu sáng đô thị. Hiện nay, việc quản lý chiếu sáng còn thiếu thống nhất ngay trong cùng một thành phố, vì vậy cần phải có sự chỉ đạo đồng bộ trong quản lý chiếu sáng. Nếu không, việc chậm chễ lập quy hoạch chiếu sáng sẽ dẫn đến việc gia tăng sự khó kiểm soát chiếu sáng tư nhân trong không gian đô thị, đặc biệt là chiếu sáng thương mại và quảng cáo. Ô nhiễm ánh sáng và sự lãng phí năng lượng vì thế sẽ nghiêm trọng hơn.
Quy hoạch tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến vấn chiếu sáng công cộng và những yếu tố địa lý. Bởi năng lượng cho chiếu sáng đô thị chiếm tới hơn 50% năng lượng tiêu thụ của một thành phố. Vì vây cần phải có quy hoạch chiếu sáng hiệu quả và hợp lý, tiết kiệm năng lượng. Theo các chuyên gia, việc thiếu quy hoạch đồng bộ giữa chiếu sáng công cộng và các công trình hạ tầng đô thị khác cũng dẫn đến tình trạng xây dựng chồng chéo, lộn xộn, không đáp ứng được các yêu cầu chung về kỹ thuật, đồng thời gây mất mỹ quan thị và nếu không được nghiên cứu kỹ càng, chiếu sáng sẽ chỉ gây nên sự phản cảm và tốn kém.
Tại các nước phát triển, điện năng dùng cho chiếu sáng chiếm từ 8 – 13% tổng điện năng tiêu thụ . Hệ thống chiếu sáng đô thị bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó có thể kể đến chiếu sáng đường phố phục vụ giao thông, chiếu sáng các không gian chức năng của đô thị, chiếu sáng trang trí quảng cáo, chiếu sáng các công trình kiến trúc và di tích văn hoá lịch sử và hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông. Trong điều kiện thiếu hụt về điện năng ở nước ta hiện nay, cũng đã có những lúc, những nơi chiếu sáng trang trí quảng cáo được coi là lãng phí và không hiệu quả. Có lẽ, đã đến lúc cần thiết phải có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của chiếu sáng đô thị nói chung và chiếu sáng trang trí quảng cáo nói riêng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước. Cần có sự đánh giá chính xác và khách quan về hiệu quả mà chiếu sáng đem lại, không chỉ về mặt kinh tế, mà còn trên các bình diện văn hoá – xã hội. Không thể chỉ nhìn nhận những hiệu quả trực tiếp trước mắt, có thể tính được bằng tiền mà còn cả hiệu quả gián tiếp và lâu dài mà chiếu sáng đem lại trong việc quảng bá, thúc đẩy sự phát triể n kinh tế xã hội nói chung. Chỉ có như vậy, hệ thống chiếu sáng thị mới có thể phát triển và duy trì bền vững, đóng một vai trò quan trọng trong tổng thể các công trình kỹ thuật của đô thị Việt Nam .
Các nhà lãnh đạo chính quyền có vai trò rất lớn trong quy hoạch chiếu sáng đô thị. Hiện nay, việc quản lý chiếu sáng còn thiếu thống nhất ngay trong cùng một thành phố, vì vậy cần phải có sự chỉ đạo đồng bộ trong quản lý chiếu sáng. Nếu không, việc chậm chễ lập quy hoạch chiếu sáng sẽ dẫn đến việc gia tăng sự khó kiểm soát chiếu sáng tư nhân trong không gian đô thị, đặc biệt là chiếu sáng thương mại và quảng cáo. Ô nhiễm ánh sáng và sự lãng phí năng lượng vì thế sẽ nghiêm trọng hơn.
Quy hoạch tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến vấn chiếu sáng công cộng và những yếu tố địa lý. Bởi năng lượng cho chiếu sáng đô thị chiếm tới hơn 50% năng lượng tiêu thụ của một thành phố. Vì vây cần phải có quy hoạch chiếu sáng hiệu quả và hợp lý, tiết kiệm năng lượng. Theo các chuyên gia, việc thiếu quy hoạch đồng bộ giữa chiếu sáng công cộng và các công trình hạ tầng đô thị khác cũng dẫn đến tình trạng xây dựng chồng chéo, lộn xộn, không đáp ứng được các yêu cầu chung về kỹ thuật, đồng thời gây mất mỹ quan thị và nếu không được nghiên cứu kỹ càng, chiếu sáng sẽ chỉ gây nên sự phản cảm và tốn kém.
Phát triển đô thị đi đôi với nâng tầm người quản lý đô thị
Hiện nay, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao nâng lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước”, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị là đơn vị được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ làm đầu mối thực hiện triển khai “Đề án 1961” của Chính phủ về: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2016-2020. Đây thực sự là một nhiệm vụ rất nặng nề khi mục tiêu đặt ra của Đề án đó là hoàn thành 100% cán bộ lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp đương nhiệm được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý xây dựng và phát triển đô thị. Và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chuyên môn về đô thị các cấp trở thành thường xuyên, bắt buộc hàng năm theo kế hoạch của Bộ Xây dựng và các địa phương sau khi kết thúc Đề án vào năm 2020. Đối với lĩnh vực chiếu sáng đô thị, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị có thể tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý đô thị và cán bộ tham gia vân hành c ông tác chiếu sáng với các chương trình về tiết kiệm năng lượng hiệu quả, các nội dung chuyên đề về công tác chiếu sáng hay tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật mới. Với sự phối kết hợp tích cực của Ngân hàng Thế giới trong việc cung cấp các chuyên gia hàng đầu thế giới ở các lĩnh vực quản lý đô thị, chắc chắn học viên sẽ cảm thấy thực sự hài lòng khi lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng hữu ích có thể vận dụng ngay vào thực tế công tác khi tham gia các khóa học của
Học viện.
Thực tế cho thấy, thực hiện Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của cả nước và các địa phương, quá trình đô thị hóa có những bước phát triển nhanh về tốc độ và phạm vi. Trong quá trình này, bên cạnh những kết quả, ưu điểm đã bộc lộ những hạn chế bất cập của việc tổ chức thực hiện và công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quản lý xây dựng và đô thị, đòi hỏi đội ngũ làm công tác này cần phải được câp nhât kiến thức, kinh nghiệm có liên quan. Vì vây, cùng với việc tâp trung triển khai Đề án 196, song song với Quyết định số 1874/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025 vì mục tiêu và các chỉ số phát triển cụ thể như: Phát triển chiếu sáng đô thị phải đảm bảo gắn liền với phát triển đô thị, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm văn minh đô thị. Tiếp tục nâng cao chất lượng chiếu sáng đô thị, đảm bảo 100% các công trình giao thông, không gian công cộng và quảng cáo tại các thị ( bao gồm: xây mới, cải tạo, nâng cấp) sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện;…Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị mong muốn nhận được sự phối hợp chặt chẽ, tích cực hơn nữa từ các địa phương nhằm góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác quản lý đô thị nói chung, cũng như cán bộ tham gia công tác quản lý hệ thống chiếu sáng nói riêng; hướng tới xây dựng cảnh quan đô thị văn minh, hiện đại, tiết kiệm năng lượng hiệu quả và phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam.
Hiện nay, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao nâng lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước”, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị là đơn vị được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ làm đầu mối thực hiện triển khai “Đề án 1961” của Chính phủ về: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2016-2020. Đây thực sự là một nhiệm vụ rất nặng nề khi mục tiêu đặt ra của Đề án đó là hoàn thành 100% cán bộ lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp đương nhiệm được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý xây dựng và phát triển đô thị. Và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chuyên môn về đô thị các cấp trở thành thường xuyên, bắt buộc hàng năm theo kế hoạch của Bộ Xây dựng và các địa phương sau khi kết thúc Đề án vào năm 2020. Đối với lĩnh vực chiếu sáng đô thị, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị có thể tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý đô thị và cán bộ tham gia vân hành c ông tác chiếu sáng với các chương trình về tiết kiệm năng lượng hiệu quả, các nội dung chuyên đề về công tác chiếu sáng hay tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật mới. Với sự phối kết hợp tích cực của Ngân hàng Thế giới trong việc cung cấp các chuyên gia hàng đầu thế giới ở các lĩnh vực quản lý đô thị, chắc chắn học viên sẽ cảm thấy thực sự hài lòng khi lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng hữu ích có thể vận dụng ngay vào thực tế công tác khi tham gia các khóa học của
Học viện.
Thực tế cho thấy, thực hiện Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của cả nước và các địa phương, quá trình đô thị hóa có những bước phát triển nhanh về tốc độ và phạm vi. Trong quá trình này, bên cạnh những kết quả, ưu điểm đã bộc lộ những hạn chế bất cập của việc tổ chức thực hiện và công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quản lý xây dựng và đô thị, đòi hỏi đội ngũ làm công tác này cần phải được câp nhât kiến thức, kinh nghiệm có liên quan. Vì vây, cùng với việc tâp trung triển khai Đề án 196, song song với Quyết định số 1874/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025 vì mục tiêu và các chỉ số phát triển cụ thể như: Phát triển chiếu sáng đô thị phải đảm bảo gắn liền với phát triển đô thị, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm văn minh đô thị. Tiếp tục nâng cao chất lượng chiếu sáng đô thị, đảm bảo 100% các công trình giao thông, không gian công cộng và quảng cáo tại các thị ( bao gồm: xây mới, cải tạo, nâng cấp) sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện;…Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị mong muốn nhận được sự phối hợp chặt chẽ, tích cực hơn nữa từ các địa phương nhằm góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác quản lý đô thị nói chung, cũng như cán bộ tham gia công tác quản lý hệ thống chiếu sáng nói riêng; hướng tới xây dựng cảnh quan đô thị văn minh, hiện đại, tiết kiệm năng lượng hiệu quả và phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam.
TS. Trần Hữu Hà
(GĐ. Học viện CBQL XD&ĐT Bộ Xây dựng)
(GĐ. Học viện CBQL XD&ĐT Bộ Xây dựng)
Trích nguồn http://anhsangvacuocsong.vn/