1. Yêu cầu chung
Mục đích của phần này là giới thiệu một số khái niệm cơ bản trong kỹ thuật chiếu sáng nhân tạo có liên quan đến việc phân loại, đánh giá chất lượng các thiết bị chiếu sáng. Ngoài ra, cần xây dựng các hướng dẫn trong việc lựa chọn thiết bị sử dụng cho chiếu sáng kiến trúc các nguyên tắc mà người thiết kế phải tuân thủ trong quá trình lựa chọn thiết bị chiếu sáng để dựa vào thiết kế. Hướng dẫn lựa chọn thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Đơn giản, dễ tra cứu và áp dụng.
– Phù hợp với các chủng loại vật tư thiết bị chiếu sáng hiện có trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó phải cập nhật được các thông tin mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo các thiết bị chiếu sáng hiện nay trên thế giới, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển và các nước trong khu vực.
2. Một số khái niệm có liên quan
a) Khái niệm: Bóng đèn (Lamp) hay còn gọi là nguồn sáng (Light source) là thiết bị có khả năng chuyển hóa năng lượng điện tiêu thụ thành năng lượng ánh sáng.
b) Một số đặc tính kỹ thuật cơ bản của bóng đèn:
b1. Điện áp U (V): đối với các bóng đèn sợi đốt là điện áp đặt trên 2 cực của bóng đèn, đối với các bóng đèn phóng điện trong khí là điện áp trên 2 cực của bộ đèn (bao gồm Bóng đèn – Balast – Bộ mồi (Kích điện) – Tụ điện.)
b2. Công suất P (W): là tổng công suất tiêu thụ điện năng của bóng đèn (không tính tổn hao công suất trên bộ điện đối với các bóng đèn phóng điện trong khí).
b3. Quang thông F (Lm): là tổng lượng quang thông phát ra từ bóng đèn.
b4. Hiệu suất phát quang N (Lm/W): là tỷ số giữa quang thông phát ra từ bóng đèn và công suất điện năng tiêu thụ của bóng đèn đó. Đây là chỉ số đánh giá tính hiệu quả của các loại bóng đèn khác nhau.
b5. Kích thước hình học của bóng đèn: tổng chiều dài, đường kính.
b6. Kiểu đui đèn: tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo của từng loại bóng đèn mà nhà sản xuất chế tạo các loại đui đèn với ký hiệu khác nhau như đui xoáy (E27, E40), đui cài (B’-2), đui ngạnh (G22)...
b7. Vị trí làm việc: đối với một số chủng loại bóng đèn phóng điện đặc biệt, do cấu tạo và thành phần hóa học của ống phóng điện nên để duy trì các đặc tính tiêu chuẩn của đèn trong quá trình làm việc thì vị trí lắp đặt của bóng đèn khi vận hành bị giới hạn bởi một phạm vi nhất định. Vị trí làm việc của bóng đèn (bất kỳ, nằm ngang hoặc nghiêng một góc nhất định so với phương nằm ngang v.v…) được quy định trong catalog kỹ thuật của bóng đèn do nhà sản xuất quy định.
b8. Nhiệt độ màu T (°K): nhiệt độ màu của bóng đèn (nguồn sáng) là nhiệt độ của vật phản xạ toàn phần (hay còn gọi là vật đen tuyệt đối) được đo bằng đơn vị độ Kenvin mà nhiệt độ đó có cùng bức xạ màu như bóng đèn (nguồn sáng) cần nghiên cứu. Nhiệt độ màu là trị số phản ánh gam màu ánh sáng của bóng đèn. Nhiệt độ màu càng thấp thì ánh sáng của bóng đèn càng có xu hướng Vàng – Nóng và ngược lại, nhiệt độ màu càng cao thì ánh sáng của bóng đèn càng có xu hướng Trắng – Lạnh.
b9. Chỉ số truyền đạt màu CRI (%): chỉ số truyền đạt màu của bóng đèn (nguồn sáng) là chỉ số thể hiện mức độ phản ánh một cách trung thực màu sắc của vật được chiếu sáng so với điều kiện được chiếu sáng bằng ánh sáng ban ngày.
b10. Tuổi thọ trung bình (h): tuổi thọ trung bình của một loại bóng đèn (nguồn sáng) là khoảng thời gian làm việc tính theo h kể từ khi bóng đèn bắt đầu được đưa vào sử dụng cho tới khi quang thông của bóng đèn suy giảm tới một giới hạn nhất định (thông thường là 80%) so với giá trị ban đầu.
Trích nguồn http://nghethuatchieusang.com
Chuyên cung cấp vật tư ngành điện và thi công chiếu sáng. 093.68.68.896 - 08.88.61.61.36. Với phương châm "Khẳng định sự cạnh tranh, trung thành với chất lượng" CITIC VIỆT NAM quyết tâm xây dựng một thương hiệu uy tín cũng như luôn đồng hành với lợi ích của khách hàng.
Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014
Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014
THÁCH THỨC TRONG VIỆC QUY HOẠCH CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM
Quy hoạch chiếu sáng được coi như là công cụ của chiếu sáng bền vững, tiết kiệm năng lượng, hạn chế những ảnh hưởng đến chiếu sáng, môi trường và tạo ra đặc trưng của từng địa phương. Tuy nhiên, việc bắt buộc lập quy hoạch chiếu sáng đang là một thách thức lớn đối với các đô thị Việt Nam.
Quy hoạch chiếu sáng đã đến lúc cần thay đổi
Theo Tiến sĩ Lương Thị Ngọc Huyền - Phó trưởng phòng Phòng Quản lý Kỹ thuật CONINCO, chuyên gia nghiên cứu về chiếu sáng đô thị, quy hoạch chiếu sáng đô thị của Việt Nam không phải là quy hoạch chiếu sáng tổng thể bởi vì nó đòi hỏi các tính toán, dự toán tổng mức đầu tư và dự báo vốn thực hiện. Nó cũng không phải là quy hoạch chiếu sáng chi tiết bởi vì nó bao trùm chiếu sáng của toàn bộ thành phố. Ngoài ra, đội ngũ kỹ thuật viên ánh sáng, nhà thiết kế ánh sáng của Việt Nam còn yếu, nghề chiếu sáng quá mới mẻ. Việc đào tạo về chiếu sáng mới chỉ giới hạn trong lĩnh vực kỹ thuật cho các kỹ sư điện trong khi chiếu sáng đang thực sự trở thành một lĩnh vực vừa mang tính mỹ thuật và kỹ thuật.
Tiến sĩ Huyền cho biết, khi lập quy hoạch chiếu sáng cần phải xác định quy hoạch nào phù hợp với Việt Nam, phải xác định được đối tượng chiếu sáng, mục tiêu chiếu sáng là gì… Như ở Pháp, công cụ để lập quy hoạch chiếu sáng đô thị gồm có quy hoạch chiếu sáng đô thị tổng thể, quy hoạch chi tiết và các quy chế về quản lý chiếu sáng. Nhưng việc sử dụng công cụ nào phù hợp với Việt Nam đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. TS Huyền cho rằng, việc lập quy hoạch chiếu sáng tổng thể sẽ rất khó, vì vậy, quy hoạch chiếu sáng chi tiết là lựa chọn phù hợp đối với các đô thị Việt Nam hiện nay, nhất là trong bối cảnh thiếu các chuyên gia trong nước để thực hiện.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Tiến - Vụ trưởng Vụ Hạ tầng KTĐT (Bộ Xây dựng) cho rằng, hiện quy hoạch chiếu sáng công cộng đô thị được thực hiện chỉ đề cập như là một nội dung trong quy hoạch cấp điện đô thị. Các đồ án quy hoạch chiếu sáng xây dựng đô thị hầu như ít quan tâm đến vấn đề chiếu sáng đô thị hoặc nếu có cũng chỉ rất sơ bộ, chỉ quan tâm chủ yếu đến chiếu sáng giao thông…
Theo TS Doãn Minh Khôi - Viện trưởng Viện Quy hoạch Kiến trúc, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, chiếu sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo bản sắc cho đô thị. Không có một công thức chung trong quy hoạch và tổ chức chiếu sáng cho các đô thị vì mỗi thành phố có yếu tố văn hóa riêng, đặc điểm hình thái đô thị, cảnh quan cũng như cá tính, dấu ấn riêng, trong đó tinh thần nguồn cội rất quan trọng, khiến người ta không thể quên, đi đâu cũng nhớ về đô thị đó. Vì vậy, vai trò của người làm chiếu sáng đô thị là phải tìm ra được cá tính, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của đô thị.Cần tạo dựng bộ mặt thứ hai cho đô thị
Các chuyên gia Pháp cho rằng, quy hoạch tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề chiếu sáng công cộng và những yếu tố địa lý. Bởi năng lượng cho chiếu sáng đô thị chiếm tới hơn 50% năng lượng tiêu thụ của một thành phố. Vì vậy cần phải có quy hoạch chiếu sáng hiệu quả và hợp lý để tiết kiệm năng lượng. Theo các chuyên gia, việc thiếu quy hoạch đồng bộ giữa chiếu sáng công cộng và các công trình hạ tầng đô thị khác cũng dẫn đến tình trạng xây dựng chồng chéo, lộn xộn, không đáp ứng được các yêu cầu chung về kỹ thuật, đồng thời gây mất mỹ quan đô thị.
Ngày nay, việc chiếu sáng không chỉ nhằm vào an ninh an toàn mà nó còn hướng tới giá trị thẩm mỹ, không khí đô thị và tiện nghi thị giác, cũng như làm thay đổi sâu sắc hình ảnh của đô thị. Vì vậy, một thành phố được chiếu sáng tốt sẽ thỏa mãn người dân đô thị, tạo ra và trở thành một yếu tố quảng bá hình ảnh đô thị đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi chính quyền đô thị phải xác định được việc chiếu sáng một cách đúng đắn cũng như có chiến lược về chiếu sáng, nơi nào cần, khi nào cần, chiếu sáng như thế nào và với giá thành tốt nhất...
Trích nguồn: http://tietkiemnangluong.vn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)